Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Câu 1: Định nghĩa, công dụng và phân loại các thiết bị trao đổi nhiệt

Câu 2: Đọc bản vẽ bầu ngưng hơi nước

Câu 3: Phân loại bầu ngưng, trình bày kết cấu chung của bầu ngưng

Câu 4: Định nghĩa độ chân không, nêu cách đo và trình bày ảnh hưởng của độ chân không trong bầu

Câu 5: Ảnh hưởng của lượng không khí lẫn vào bầu. thế nào là độ quá lạnh, các yếu tố ảnh hưởng đến độ quá lạnh

Câu 6: Nêu quy trình khai thác vận hành bầu ngưng

Câu 7: nêu công dụng của bầu hâm, bầu làm mát dưới tàu thủy và cách phân loại

Câu 8: Tại sao phải làm mát dầu nhờn. Đọc bản vẽ bầu làm mát dầu nhờn

Câu 9: tại sao phải hâm nhiên liệu nặng trên tàu thủy. Đọc bản vẽ bầu hâm nhiên liệu nhiều vách ngăn

Câu 10: tại sao phải hâm nhiên liệu nặng ở trên tàu. Đọc bản vẽ Bầu hâm nhiên liệu dạng ống lồng

 Câu 11: Tại sao phải làm mát nước ngọt dưới tàu thủy.?Đọc bản vẽ Bầu làm mát nước ngọt nhiều vách ngăn

Câu 12: tại sao phải làm mát dầu nhờn. đọc bản vẽ bầu làm mát dầu nhờn đặt đứng

 Câu 13: đọc bản vẽ bầu làm mát dầu nhờn dạng tấm

Câu 14: Trình bày quy trình khai thác vận hành bầu hâm và bầu làm mát

Câu 15: xác định mức độ bám cáu cặn trên bề mắt trao đổi nhiệt? Trình bày các phương pháp làm sạch bề mặt trao đổi nhiệt

Câu 16: quy trình tháo lắp và kiểm tra và thử thủy lực thiết bị trao đổi nhiệt

 Câu 17: các hư hỏng thường gặp ở bầu hâm, bầu làm mát, nguyên nhân, cách xử lý

Câu 18: công dụng, yêu cầu, phân loại thiết bị chưng cất nước ngọt

 Câu 19: thiết bị bay hơi với bầu bay hơi kiểu không bề mặt

Câu 20: đọc bản vẽ hệ thống chưng cất nước ngọt ki...

Câu 21: Trình bày qui trình khai thác vận hành thiết bị chưng cất nước ngọt tàu thủy

Câu 22: trình bày một số sự cố hay gắp ở thiết bị chưng cất nước ngọt, nguyên nhân, cách xử lý

Câu 23:tại sao nước trước khi cấp vào nồi hơi phải hâm nóng trước. đọc bản vẽ bầu hâm nước cấp nồi hơi

 

Câu 17: các hư hỏng thường gặp ở bầu hâm, bầu làm mát, nguyên nhân, cách xử lý



dạng hư hỏng
nguyên nhân
biện pháp

thân bầu, mặt sàng, nắp, các tấm chắn bị ăn mòn
bị ăn mòn hóa học, điện hóa, xâm thực, bào mòn
hư hỏng nhe => hàn đắp => gia công bề mặt
hư nặng => thay mới
ống bị ăn mòn, thủng
do ăn mòn điện hóa học, hóa học
số lượng <15% => nút ống
>15% => thay mới
rạn nứt và biến dạng
do ứng suất nhiệt, va chạm cơ học
rạn nứt => hàn đắp
biến dạng nhỏ =>nắn lại
biến dạng lớn = > thay mới
gãy dập
do va đập cơ học, ứng suất mỏi qua nhiều lần biến dạng
thay mới
hỏng các gioăng làm kín
do bị biến chất trong thời gian làm việc lâu dài với nhiệt độ và áp suất cao
thay mới
kẽm chống ăn mòn bị mục hoặc ăn mòn hết
do ăn mòn điện hóa
thay mới
dò rỉ môi chất ra ngoài
ép gioăng không chặt
gioăng bị biến dạng
gờ bị hỏng
xiết lại êcu bulong
thay mới gioăng
sửa lại gờ ép gioăng

Câu 19: thiết bị bay hơi với bầu bay hơi kiểu không bề mặt


1- Bộ hâm.2- Bầu bay hơi.3- Bộ ngưng tụ kiểu bề mặt.4- Bơm nước ngưng.5- Đường cấp nước biển. 6- Bơm tuần hoàn nước muối. 7- Đường xả nước muối.

Câu 12: tại sao phải làm mát dầu nhờn. đọc bản vẽ bầu làm mát dầu nhờn đặt đứng


1-Vỏ bầu 2-Ống nước 3-Đường dầu nhờn vào 4-Mặt sàng trên 5-Nắp trên 6-Đường nước vào 7-Đường nước ra 8-Vách ngăn 9-Biển ghi thông số dầu 10-Gối cố định 11-Mặt sàng di động 12-Nút xả bẩn 13-Kẽm chống ăn mòn 14-Nắp dưới 15-Bích 16-Gioăng cao su 17-Đường dầu ra

+Kết cấu đơn giản , cụm ống có thể tháo rời khỏi thân nên dễ sửa chữa khi ống bị hư hỏng
-Khi yêu cầu bầu làm mát có năng suất lớn thì kích thước sẽ lớn do đó khó khăn cho việc bố trí lắp đặt
-Khó khăn cho việc vệ sinh ống

Câu 13: đọc bản vẽ bầu làm mát dầu nhờn dạng tấm


1-Tấm đỡ trước 2-Thanh trượt trên 3-Tấm đỡ sau 4-Thanh đỡ 5-Tấm trao nhiệt 6-Cụm tấm trao nhiệt 7-Thanh trượt dưới 8-Bu lông giữ 9-Tấm đỡ trung gian 10-Ống nối trung gian

+Dễ vệ sinh , khi vệ sinh chỉ cần tháo các bu lông xiết , tháo tấm ép và các tấm TĐN ra dùng nc’ và bàn chải nhựa để vệ sinh bề mặt các tấm.
+Bảo dưỡng , sửa chữa thay thế dễ dàng
+Kết cấu gọn , dễ bố trí lắp đặt ở trên tàu
-Phải sd 1 sll các gioăng làm kín
-Không sd đc trong đk môi chất làm việc với áp suất cao

Câu 20: đọc bản vẽ hệ thống chưng cất nước ngọt kiểu atlas


1-Đ.c diesel máy chính 2-Van điều tiết nhiệt độ 3-Sinh hàn nước ngọt máy chính 4-Sinh hàn dầu nhờn máy chính 5-Sinh hàn gió tăng áp máy chính 6-Bầu ngưng tụ 7-Bơm hút chân không 8-Bơm nước cấp biển 9-Bơm hút nước muối 10-Bầu bay hơi 11-Bơm nước cất 12-Muối kế 13-Van điện từ 14-Lưu lượng kế 15-Bơm nước biển làm mát máy chính 16-Bơm nước ngọt làm mát máy chính

+Do sd nc biển để chưng cất nên có hiệu quả kt cao
+Nc’ chưng cất được làm từ nc’ biển nên hầu như không có vi trùng gây bệnh
+Có khả năng tăng tải trọng có ích và tăng bán kính hđ của con tàu
-Có kết cấu phức tạp , đòi hỏi ng khai thác vận hành tb phải có chuyên môn tốt
-Yêu cầu khả năng làm kín rất cao đẻ đảm bảo độ chân không cho tb
-Không hđ được ở chế độ nhỏ tải của đ.c diesel hoặc hệ động lực hơi nc’
-Không hđ đc khi tàu chạy gần bờ hoặc luồng lạch

Câu 23:tại sao nước trước khi cấp vào nồi hơi phải hâm nóng trước. đọc bản vẽ bầu hâm nước cấp nồi hơi


a-Kiểu 2 mặt sàng cố định   b-Kiểu 1 mặt sàng tự do   c-Kiểu ống chữ U
1-Đường nước vào
2-Đường nước ra
3-Đường hơi vào
4-Tấm chắn
5-Đường hơi ra

+Kết cấu đơn giản , an toàn trong vận hành , tiện lợi cho việc bố trí lắp đặt , dễ vệ sinh bảo dưỡng sửa chữa , dễ bố trí các tấm chắn để tăng khả năng TĐN
-Kích thước của bầu hâm sẽ lớn khi yêu cầu năng suất lớn  , dễ bị gỉ ăn mòn nếu khai thác không đúng quy trình

Câu 8: Tại sao phải làm mát dầu nhờn. Đọc bản vẽ bầu làm mát dầu nhờn

1 đường nước ra        2 đường dầu nhờn vào     3 vỏ bầu      4 ống làm mát         5 đường dầu ra        
6 nắp bầu          7 mặt sàng di động           8 bệ              9 cửa xả bẩn             10 vách ngăn             
11 mặt sàng cố định              12 đường nước vào


+có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, dễ khai thác bảo dưỡng và sửa chữa
-có kích thước lớn khi đòi hỏi năng suất làm việc lớn

Câu 9: tại sao phải hâm nhiên liệu nặng trên tàu thủy. Đọc bản vẽ bầu hâm nhiên liệu nhiều vách ngăn

1 vỏ bầu hâm           2 ống hơi           3 vách ngăn            4 cửa hơi vào             5 nắp sau             
6 gioăng làm kín       7 mặt sàng                8 bệ             9 cửa hơi ra            10 nắp trước           11 cửa dầu vào
12 cửa dầu ra

+kết cấu đơn giản, an toàn trong vận hành, tiện lợi cho việc bố trí lắp đặt, dễ vệ sinh bảo dưỡng sửa chữa, dễ bố trí các tấm chắn để tăng khả năng trao đổi nhiệt
-kích thưosc của bầu hâm sẽ lơn khi yêu cầu năng suất làm việc lớn, dễ bị gỉ ăn mòn nếu khai thác không đúng quy định

Câu 10: tại sao phải hâm nhiên liệu nặng ở trên tàu. Đọc bản vẽ Bầu hâm nhiên liệu dạng ống lồng

1.đường hơi vào     2 đường hơi ra            3 đường nhiên liệu vào       4 đường nhiên liệu ra
5 ống lồng           6. ống hơi             7 vách ngăn               8 mặt sàng


+ kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, an toàn trong vận hành, tiện lợi cho việc vệ sinh bảo dưỡng và sửa chữa, tháo lắp dễ dàng, dễ thay thế  các ống và các vách ngăn khi bị hỏng, dễ bố trí các vách ngăn để tăng khả năng trao đổi nhiệt
-có kích thước lớn khi đòi hỏi năng suất làm việc lớn

Câu 11: Tại sao phải làm mát nước ngọt dưới tàu thủy.?Đọc bản vẽ Bầu làm mát nước ngọt nhiều vách ngăn



1. Nắp trước                        5. Vách ngăn                          9. Nắp sau
2. Đường nước ngọt vào     6. Thanh chằng                     10. Mặt sàng cố định
3. Vỏ bầu                         7. Đường nước ngọt ra          11. Đường nước biển vào
4. Ống nước biển                8. Đường nước biển ra          12. Bích xả cặn
13. Mặt sàng di động         14. Kẽm chống ăn mòn


     Các ống trao đổi nhiệt: Thường được chế tạo từ đồng thau, có đường kính ngoài từ 11- 20mm và bề dày từ 1÷ 2mm, cụm ống được lắp bên trong thân bầu hình trụ đặt nằm ngang, hai đầu của các ống được gắn lên hai mặt sàng bằng phương pháp nong ống.
Mặt sàng: Cũng được chế tạo bằng đồng thau, có hai mặt sàng chính: một mặt sàng cố định được lắp ghép với bích của thân và lắp bằng các gurông, còn một mặt sàng di động được tạo rãnh trên chu vi mặt cạnh hoặc tạo mép vát để lắp gioăng cao su làm kín.
Thân bầu: Được chế tạo từ gang đúc hoặc thép, có dạng hình trụ, Hai đầu bích của thân được lắp ghép với mặt sàng và nắp sinh hàn. Trên thân có bố trí đường dầu nhờn vào và ra, và có lỗ để lắp van xả khí, bên dưới có nút xả cặn.
Các tấm chắn (vách ngăn): Được đặt trong thân bầu, có phương vuông góc với đường tâm của các ống, nhờ các vách ngăn mà dầu lưu động theo nhiều hành trình (trên hình vẽ là 8 hành trình) phía bên ngoài ống.
Nắp sinh hàn: Cũng được chế tạo từ thép hoặc gang đúc, phía trong các nắp có thể có các vách ngăn tùy thuộc vào số hành trình của nước biển đi (hình vẽ: 2 hành trình), trên nắp có bố trí các bích nối với các đường ống nước biển vào và ra và có các lỗ để lắp các nhiệt kế, có các bích mù để lắp kẽm chống ăn mòn.
+ Ưu điểm:
Có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, dễ khai thác bảo dưỡng và sửa chữa.
+ Nhược điểm:
Có kích thước lớn khi đòi hỏi năng suất làm việc lớn

Câu 2: Đọc bản vẽ bầu ngưng hơi nước

I.Cấu tạo
1.Đường nước biển vào
2.Đường nước biển ra
3.Đường hơi nước vào
4.Ống nước làm mát
5. Mặt sàng
6.Nắp bầu
7.Bơm nước ngưng
8.Bơm nước biển
9.bơm chân không
10.bộ làm lạnh không khí

Nguyên lý: Quá trình trao đổi nhiệt từ hơi nước đến nước biển làm mát được thực hiển qua bề mặt trao đổi nhiệt của chùm ống. Hơi trong bầu ngưng được ngưng tụ trên bề mặt ngoài của ống còn ngước biển chảy phía trong ống.


Câu 22: trình bày một số sự cố hay gắp ở thiết bị chưng cất nước ngọt, nguyên nhân, cách xử lý


*Hiện tượng
-Nguyên nhân
+Biện pháp khắc phục
**Sản lượng giảm
- Sản lượng nước gia nhiệt bị giảm
+ Tăng sản lượng nước gia nhiệt bằng cách điều chỉnh van cấp nước gia nhiệt vào và ra khỏi bầu bay hơi.
- Áp suất của hơi ra nhiệt bị giảm (hay nhiệt độ của nước gia nhiệt bị giảm)
+ Tăng áp suất hơi gia nhiệt (hay tăng nhiệt độ của nước gia nhiệt)
- Không đủ độ chân không trong bình ngưng
+ Tăng độ chân không trong bình ngưng bằng cách điều chỉnh van cấp
nước công tác cho bơm ejector, và kiểm tra các bộ phận làm kín.
- Mức nước biển trong bầu bay hơi bị giảm
+ Tăng mức nước biển trong bầu bay hơi bằng cách điều chỉnh van cấp nước biển vào bầu bay hơi.
+Các bề mặt trao đổi nhiệt bị bẩn do cáu cặn
-Dừng hệ thống, tiến hành vệ sinh các bề mặt trao đổi nhiệt bằng phương pháp hóa chất.
**Tăng độ ngậm muối của nước chưng cất
+Tăng sản lượng của thiết bị
-Giảm sản lượng của thiết bị
+Tăng nhiệt độ của chất gia nhiệt (hay độ chân không quá sâu)
-Giảm nhiệt độ của chất gia nhiệt bằng cách điều chỉnh các van cấp chất gia nhiệt.
+Tăng mức nước biển trong bầu bay hơi
-Giảm lượng nước biển cấp vào bầu bay hơi thông qua việc điều chỉnh van cấp
+Tăng độ ngậm muối của nước biển
-Tăng lượng nước biển cấp vào bầu bay hơi bằng cách tăng độ mở của van cấp.
+Dò rỉ nước qua những chỗ làm kín của bầu ngưng
-Kiểm tra và khắc phục những chỗ bị dò rỉ.
**Tăng độ ngậm muối của nước biển
+Sản lượng cấp nước biển vào bầu bay hơi không đủ
-Tăng sản lượng nước biển cấp vào bầu bay hơi cho phù hợp
+Tăng sản lượng của thiết bị
-Giảm sản lượng của thiết bị
+Bơm nước biển làm việc không tốt.
-Tiến hành sửa chữa bơm nước biển.
**Độ chân không trong bầu ngưng không đủ
+Không đủ sản lượng nước làm mát bầu ngưng, hoặc nhiệt độ đầu vào của nước làm mát tăng.
-Tăng sản lượng nước làm mát bầu ngưng hoặc giảm nhiệt độ đầu vào của nước làm mát.
+Tăng sự dò rỉ khí hoặc thiết bị hút khí làm việc kém.
-Thay các gioăng làm kín, sửa chữa các thiết bị hút khí.
+Các ống của bầu ngưng bị cáu bám dầy.
-Tiến hành tẩy rửa cáu cặn cho bình ngưng.
+Nước ngưng tụ ngập các cụm ống của bầu ngưng.
- Kiểm tra sự làm việc của bơm hút nước ngưng tụ

Câu 16: quy trình tháo lắp và kiểm tra và thử thủy lực thiết bị trao đổi nhiệt


a. Qui trình tháo lắp:
  * Các bước chuẩn bị:
   Trước khi tháo lắp phải quan sát thực tế, nghiên cứu bản vẽ và chuẩn bị dụng cụ để tiến hành công việc một cách nhanh chóng, chính xác và đạt hiệu quả tốt.
   Các dụng cụ khi tiến hành tháo lắp để bảo dưỡng sửa chữa bao gồm:
   - Các dụng cụ chuyên dùng.
   - Các dụng cụ thông thường.
   - Các thiết bị thông rửa bằng cơ khí.
   - Các thiết bị nâng hạ.
   - Các thiết bị đo đạc, kiểm tra.
  * Các bước tháo lắp:
  - Đóng các van chặn trên các đường môi chất vào, ra khỏi thiết bị. Sau đó xả hết môi chất ra khỏi thiết bị.
  - Tháo các van, các đoạn đường ống dẫn môi chất tới thiết bị.
  - Mở các êcu hãm trên nắp của thiết bị (chú ý: khi mở cũng như khi xiết phải từ từ và đối xứng nhau).
  - Treo các thiết bị nâng hạ (palăng…) lên móc treo để nâng hạ các chi tiết nặng khi cần thiết.
  - Để tách nắp ra khỏi thân bầu, ta sử dụng bulông công, phải nhớ vặn đều lực vào các bulông công.
  - Nếu là các thiết bị TĐN dạng tấm, thì ta chỉ mở các bulông ép (trước khi mở nên nhớ là phải đo khoảng cách giữa tấm ép và tấm đế, và xem trên mác thiết bị của nhà sản xuất sẽ ghi khoảng cách max và min giữa hai tấm), sau đó dùng palăng kéo tấm ép trượt trên thanh đỡ rồi tách các tấm TĐN ra  và dùng bàn chải nhựa cứng kết hợp với việc dùng vòi nước có áp lực 2÷ 3 kG/ cm2 để xịt rửa vệ sinh.
  * Một số chú ý khi tháo lắp:
  - Các đoạn đường ống tháo ra phải được nút kín để tránh rơi vãi môi chất ra khu vực làm việc và ngăn không cho vật lạ rơi vào.
  - Khi tháo các chi tiết ra để kiểm tra phải ghi lại các số liệu để tránh nhầm lẫn.
  - Các chi tiết có liên quan với nhau, khi tháo phải đánh dấu để xác định vị trí lắp ráp và tránh nhầm lẫn.
  - Đối với bầu hâm khi tháo lắp phải chú ý lớp bọc cách nhiệt, không để biến dạng hoặc rách hỏng.
  - Các chi tiết, bulông khi tháo rời phải được bảo quản tránh biến dạng hoặc thất lạc
  - Khi tháo rời các bề mặt phân cách giữa hai môi chất, chú ý tránh làm hỏng gioăng làm kín, đặc biệt là với các thiết bị TĐN dạng tấm.
b. Kiểm tra dò tìm hư hỏng
-PP bằng mắt :
Sau khi tháo và làm sạch bề mặt , nhìn kỹ bề mặt các chi tiết để xác định các hư hỏng khuyết tật .
Cũng có thể dùng các pp như siêu âm , từ tính để xác định các vết nứt nhỏ tế vi
-PP thủy lực :
+Xả hết môi chất ra khỏi TB
+Tháo các van , nhiệt kế , áp kế .. dùng bích và nút bịt kín và chỉ để lại một cửa nạp
+Đổ đầy nước vào trong TB , lắp vào cửa nạp một đường ống nối với bơm áp suất
+Dùng bơm có khả năng tạo đc áp suất cao , tốc độ nhỏ , lưu lượng có thể đ/chỉnh đc và có lắp đồng hồ để chỉ áp suất thử
+Khởi động bơm , nâng dần áp suất đến áp suất thử , giữ áp suất thử khoảng 10-15p để kt phát hiện hư hỏng , nếu áp suất thử không giảm ta có thể KL : TB đảm bảo độ bền và độ kín
+Cuối cùng nạp công chất làm việc vào TB

Câu 18: công dụng, yêu cầu, phân loại thiết bị chưng cất nước ngọt


Ứng dụng,phân loại t bị chưng cất nước ngọt tàu thủy:
1- Ứng dụng:      
- Thiết bị C.C.N.N tàu thủy dùng để chưng cất nước ngọt từ nước biển để lấy nước bổ xung cho thiết bị sinh hơi (Nồi hơi) và cho hệ động lực Diesel.
- Dùng để chưng cất nước ngọt từ nước biển để lấy nước uống và sinh hoạt cho thuyền viên.
2- Phân loại:
a) Phân loại theo cách bay hơi của nước biển:
- Thiết bị bay hơi kiểu bề mặt (để gia nhiệt và làm cho nước bay hơi người ta lắp cụm ống hâm nóng dạng ống).
- Thiết bị bay hơi với buồng bay hơi kiểu không bề mặt (trong buồng bay hơi không có cụm ống gia nhiệt) b) Phân loại theo số cấp áp lực của hơi thứ cấp:
- Thiết bị chưng cất nước ngọt loại một cấp.
- Thiết bị chưng cất nước ngọt loại 2 cấp.
- Thiết bị chưng cất nước ngọt loại nhiều cấp.
c) Phân loại theo cách tận dụng nhiệt của hơi thứ cấp:
- Thiết bị chưng cất nước ngọt kiểu hoàn nhiệt.
- Thiết bị chưng cất nước ngọt kiểu không hoàn nhiệt. 
Trong các thiết bị bay hơi kiểu không hoàn nhiệt, hơi thứ cấp được ngưng tụ trong các bầu ngưng tụ, bầu này được làm mát bằng nước biển, nhiệt của hơi thứ cấp bị mất đi. Để sử dụng nhiệt này trong các thiết bị bay hơi hồi nhiệt, chất ngưng tụ được bơm từ bầu ngưng tụ chính lại được gia nhiệt.
d) Phân loại theo kiểu cụm ống gia nhiệt và theo kết cấu:
- Thiết bị chưng cất nước ngọt kiểu ống ruột gà.
- Thiết bị chưng cất nước ngọt kiểu ống thẳng.
- Thiết bị chưng cất nước ngọt dạng tấm.
e) Phân loại theo áp lực:
- Thiết bị chưng cất nước ngọt kiểu áp lực.
- Thiết bị chưng cất nước ngọt kiểu chân không.

Câu 21: Trình bày qui trình khai thác vận hành thiết bị chưng cất nước ngọt tàu thủy


1- Chuẩn bị đưa thiết bị vào làm việc:
- Kiểm tra trạng thái bề mặt ngoài của thân và nắp.
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các bơm nước biển, bơm tạo độ chân không, bơm hút nước ngưng.
- Kiểm tra và hiệu chỉnh (nếu có thể) các đồng hồ chân không kế, áp kế, nhiệt kế và lưu lượng kế.
- Kiểm tra các mối lắp ghép, các gioăng làm kín, các bu lông lắp ghép.
- Kiểm tra van phá chân không, các van chặn ở vị trí sẵn sàng làm việc.
- Kiểm tra và cấp nguồn cho bảng điện điều khiển.
- Đóng van phá chân không.
2- Khởi động thiết bị C.C.N.N:
- Khởi động bơm nước làm mát bình ngưng sau đó tiến hành điều chỉnh áp suất và lưu lượng.
- Khởi động bơm tạo độ chân không và hút nước tràn trong bầu bay hơi, tiến hành tạo độ chân không cho thiết bị đến giá trị yêu cầu.
- Khi độ chân không đạt yêu cầu thì tiến hành mở van chặn trên đường nước nóng ra từ động cơ diesel (hoặc hơi từ nồi hơi nếu trường hợp dùng hơi gia nhiệt cho bầu bay hơi) vào bầu bay hơi.
- Khi thấy nước ngưng xuất hiện trên đường ống trước bơm nước ngưng thì tiến hành khởi động bơm hút nước ngưng.
3- Theo dõi và điều chỉnh sự hoạt động của thiết bị:
 Trong thời gian thiết bị C.C.N.N làm việc cần phải quan tâm theo dõi và kiểm tra các thong số sau:
- Áp suất và nhiệt độ của chất gia nhiệt.
- Áp suất và nhiệt độ của nước làm mát bình ngưng.
- Áp suất và nhiệt độ của hơi thứ cấp.
- Độ ngậm muối, chất lượng và sản lượng nước cất được tạo ra.
- Độ chân không trong bình ngưng.
- Kiểm tra và theo dõi sự làm việc của bầu bay hơi qua kính quan sát.
4- Dừng hệ thống:
- Dừng sự hoạt động của bơm nước ngưng.
- Đóng các van chặn trên đường nước hâm sấy vào và ra khỏi bầu bay hơi.
- Dừng bơm nước làm mát bình ngưng.
- Phá độ chân không trong bình ngưng bằng cách mở van phá chân không.
- Dừng bơm hút chân không, bơm cấp nước cho bầu bay hơi, bơm hút nước tràn của bầu bay hơi và đóng tất cả các van chặn đẩy, chặn hút của các bơm này lại.
- Cắt nguồn điện cho bảng điện điều khiển hệ thống.


Câu 15: xác định mức độ bám cáu cặn trên bề mắt trao đổi nhiệt? Trình bày các phương pháp làm sạch bề mặt trao đổi nhiệt


 Các phương pháp xách định độ dày lớp cáu cặn:
-trực tiếp: tiến hành tháo cụm ông ra khỏi than bầu, kiểm tra bằng mắt để xác định bề dày lớp cáu bùn, nếu là cáu cứng thì dùng thước đo đường kính để xác định bề dày lớp cáu
-gián tiếp: thông qua nhiệt độ vào và ra ta xác định đc dộ chênh nhiệt độ delta t của môi chất cần hâm và môi chất cần làm mát, độ quá lạnh delta tk.

Trình bày về quy trình làm sạch bề mặt trao đổi nhiệt của các thiết bị trao đổi nhiệt
* Phương pháp cơ khí: Dùng chổi, bàn chải hay dao cạo chuyên dụng để cạo cáu
* Phương pháp hóa chất:
 + Phương pháp tẩy rửa bằng kiềm:
    Xả hết môi chất phía ngoài ống ra ngoài, tháo các bích nối ở cửa ra, vào, tháo các nhiệt kế, áp kế, ống thủy… lắp ở trên thiết bị TĐN.
    Dùng các bích phụ bằng kim loại không bị kiềm ăn mòn để bịt kín các cửa ra vào của môi chất. Dùng các nút gỗ hay nút Bồng để nút các lỗ lắp nhiệt kế, ống thủy…
    Tiến hành nạp đầy vào bầu dung dịch xút 5% và tiến hành hâm nóng đến 600C, ngâm trong thời gian ít nhất là 15 phút. Sau đó xả hết dung dịch xút ra ngoài, tiến hành xúc rửa bề mặt ống bằng nước ngọt nóng cho thật sạch. Cuối cùng dùng không khí nóng để sấy khô.
 + Phương pháp tẩy rửa bằng axit:
    Công việc chuẩn bị như tẩy rửa bằng kiềm.
    Sau đó dùng dung dịch axit HCl 2 ÷ 5%, có thể pha thêm chất chống ăn mòn: axit C6H12N4 7g/lít và keo da trâu 10g/lít, rồi nạp đầy vào không gian chất nhận nhiệt là nước, dầu (đối với bầu hâm), không gian chất nhả nhiệt là nước, dầu (đối với bầu làm mát), rồi hâm nóng đến nhiệt độ 40 ÷ 600C, ngâm trong thời gian ít nhất là 15 phút. Sau đó xả hết dung dịch axit + cáu bẩn ra ngoài, rồi dùng kiềm NaOH và NaCO3 2 ÷ 3% để trung hòa hết axit còn lại trong thời gian từ 15 ÷ 20 phút, rồi dùng nước ngọt rửa sạch. Cuối cùng sấy khô bằng không khí nóng

Câu 14: Trình bày quy trình khai thác vận hành bầu hâm và bầu làm mát

1. Chuẩn bị cho bầu hâm và bầu làm mát hoạt động:

- Tiến hành kiểm tra trạng thái bề mặt bầu, nắp bầu để phát hiện các lỗ thủng, vết nứt, sự biến dạng…
  - Kiểm tra các mặt bích, các gioăng làm kín để phát hiện dò rỉ.
  - Kiểm tra chất lượng kẽm chống ăn mòn.
  - Kiểm tra các van chặn xem đang ở vị trí đóng hay mở và độ nhạy của van an toàn.
  - Kiểm tra các nhiệt kế, các đồng hồ đo áp suất.
  - Mở van xả khí cho đến khi thấy chất công tác xuất hiện thì đóng lại.
  2/ Thao tác đưa bầu hâm và bầu làm mát vào hoạt động:
 a. Đối với bầu hâm:                     
  - Mở các van vào, ra của môi chất cần hâm.
  - Mở các van xả nước ngưng của bầu hâm để tránh ứng suất nhiệt khi cấp hơi vào có áp suất và nhiệt độ cao.
  - Khởi động bơm cấp môi chất cần hâm.
  - Mở từ từ van cấp hơi.
  - Tiến hành kiểm tra bầu hâm lần cuối trước khi đưa bầu hâm vào làm việc ở chế độ định mức.
b. Đối với bầu làm mát:
  - Mở các van vào và ra khỏi bầu làm mát của môi chất làm mát (nước biển).
 * Lưu ý: Với bầu hâm dạng tấm, để bảo vệ gioăng cao su làm kín cần mở van từ từ để điều chỉnh áp lực (vì mở van quá nhanh, môi chất vào bầu dễ làm hỏng gioăng làm kín).
  - Khởi động bơm cấp nước làm mát.
  - Mở các van và khởi động bơm cấp môi chất cần làm mát (nước ngọt, dầu nhờn).
  - Tiến hành kiểm tra bầu làm mát lần cuối trước khi đưa bầu làm mát vào làm việc ở chế độ định mức.
 3/ Theo dõi sự hoạt động của bầu hâm và bầu làm mát :
  * Đối với bầu hâm:
  - Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, áp suất của các môi chất vào và ra khỏi bầu hâm.
  - Cần phải quan tâm đến việc điều chỉnh lượng hơi vào bầu hâm để duy trì nhiệt độ của môi chất nhận nhiệt trong phạm vi cho phép.
   Ví dụ: Nhiệt độ hâm dầu nhờn trước khi vào máy lọc là 70 ÷ 800C, nhiệt độ hâm dầu FO trước khi vào máy lọc 80 ÷ 900C, và trước khi vào động cơ 90 ÷ 1200C.
* Đối với bầu làm mát:
  - Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ vào, ra của môi chất được làm mát
  - Kiểm tra độ chênh nhiệt độ giữa đầu vào và đầu ra của môi chất làm mát (nước biển)
  - Trong khi bầu làm mát đang hoạt động cần kiểm tra, quan sát để phát hiện sự dò rỉ của môi chất được làm mát
 4/ Dừng sự hoạt động của bầu hâm và bầu làm mát :
  *Đối với bầu hâm:
  Trước khi dừng bầu hâm, cần quan sát các thông số nhiệt độ và áp suất của môi chất vào và ra khỏi bầu hâm, dựa trên cơ sở đó có thể đánh giá được tình trạng kỹ thuật của thiết bị. Sau đó cần tiến hành thực hiện theo các bước sau:
  - Đóng van cấp hơi vào bầu hâm, nếu bầu hâm bằng điện thì ta ngắt mạch điện.
  - Dừng bơm cấp môi chất nhận nhiệt (dầu, nước…) sau đó đóng các van cấp môi chất nhận nhiệt vào và ra khỏi bầu hâm.
  - Mở van xả nước ngưng trong bầu hâm về két để tránh ăn mòn.
  - Cuối cùng kiểm tra lại toàn bộ bầu hâm.
  *Đối với bầu làm mát:
  - Với bầu làm mát gió tăng áp: Khi động cơ Diesel ngừng hoạt động thì ta có thể tiến hành dừng ngay sự hoạt động của bầu làm mát gió tăng áp.
- Đối với sinh hàn nước ngọt, sinh hàn dầu nhờn, thì sau khi động cơ D ngừng hoạt động ta vẫn phải cho nước ngọt, dầu nhờn tuần hoàn trong hệ thống để nhiệt độ động cơ giảm dần và chờ đến khi nhiệt độ dầu nhờn, nước ngọt < 500C thì tắt các bơm dầu, bơm nước và đóng tất cả các van vào và ra khỏi bầu làm mát.

Câu 7: nêu công dụng của bầu hâm, bầu làm mát dưới tàu thủy và cách phân loại


a)Công dụng của bầu làm mát:
-          Dùng để làm mát dầu nhờn.
-          Dùng để làm mát nước ngọt làm mát cho động cơ D.
-          Dùng để làm mát gió tăng áp cho động cơ.
-          Dùng để làm mát không khí nén giữa các cấp nén của MN và trước khi không khí được nạp vào chai gió


Công dụng bầu hâm
Bầu hâm lắp đặt trên cáctàu thủy dùng để:
Hâm sấy nhiên liệu có độ nhớt cao (Nhiên liệu HFO) trước khi đưa đến vòi phun của động cơ D, máy lọc nhiên liệu, súng phun của nồi hơi, hoặc dầu bẩn trước khi vào sung phun của máy đốt dầu cặn.
-          Hâm dầu nhờn trước khi đưa vào máy lọc dầu nhờn.
-          Hâm nước cấp cho nồi hơi, nước sinh hoạt cho thuyền viên khi thời tiết lạnh

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Câu 6: Nêu quy trình khai thác vận hành bầu ngưng


I/ Công tác chuẩn bị và đưa bầu ngưng vào làm việc:
1) Công tác chuẩn bị:
 Trước khi đưa bầu ngưng vào làm việc cần phải vệ sinh sạch sẽ xung quanh và bên ngoài bầu ngưng và phải tiến hành các công việc kiểm tra sau:
Kiểm tra tình trạng sẵn sàng của các thiết bị.
 - Kiểm tra kỹ lưỡng trạng thái bề mặt ngoài của thân và nắp để phát hiện các vết nứt, khuyết tật để kịp thời sửa chữa.
 - Kiểm tra trạng thái kỹ thuật của các bơm nước làm mát, bơm nước ngưng, bơm tạo độ chân không.
Kiểm tra và hiệu chỉnh các đồng hồ chân không kế, áp kế, nhiệt kế, lưu lượng kế.
 - Kiểm tra các van an toàn, van xả khí và các van chặn ở các vị trí làm việc sẵn sàng.
 - Kiểm tra các mối lắp ghép, các gioăng làm kín, nếu phát hiện hư hỏng, dò rỉ thì phải thay thế hoặc xiết chặt hơn.
 - Kiểm tra chất lượng của kẽm chống ăn mòn.
 - Mở van xả nước đọng, nước ngưng.
 2) Công tác đưa bầu ngưng vào làm việc:
  Sau khi kiểm tra trạng thái sẵn sàng làm việc của bầu ngưng và các thiết bị của hệ thống ta tiến hành đưa bầu ngưng vào làm việc theo các bước sau:
 - Mở các van cặn trên đường ống nước biển làm mát BN và khởi động bơm nước biển làm mát BN, điều chỉnh áp suất và lưu lượng cho phù hợp với chế độ tải của bầu ngưng.
 - Mở van chặn và khởi động bơm hút chân không (bơm phun tia, bơm chân không vòng nước…)
 - Sau khoảng 20 ÷ 45 phút (thời gian này tùy thuộc vào năng suất của bầu ngưng và năng suất của bơm tạo độ chân không) tiến hành tạo chân không cho bầu ngưng.
 - Khi độ chân không đạt yêu cầu, mở van chặn trên đường nước ngưng rồi mở van hơi vào bầu ngưng.
 - Khi nước ngưng xuất hiện trên đường ống nước ngưng thì khởi động bơm hút nước ngưng.


Câu 5: Ảnh hưởng của lượng không khí lẫn vào bầu. thế nào là độ quá lạnh, các yếu tố ảnh hưởng đến độ quá lạnh


Lượng không khí lọt vào bầu ngưng:
      Không khí lọt vào bầu ngưng chủ yếu qua các chỗ nối ống và các chỗ lắp các thiết bị không được kín nơi mà áp suât nhỏ hơn áp suất khí quyển. Không khí lọt vào hỗn hợp với hơi nước đi vào bình ngưng và về két nước cấp rồi hòa tan với nước cấp nồi gây ăn mòn các chi tiết của nồi hơi.
Đặt ε =  Gkk/Gh( %); với       Gh(kg/h) là lượng hơi nước ngưng tụ
  ε gọi là hàm lượng không khí tương đối, nó phụ thuộc vào chất lượng lắp ráp, bảo dưỡng sau khi lắp đặt, dạng bầu ngưng , công suất của các thành phần.
       Gkk được dùng để tính toán thiết bị hút không khí ra ngoài, thường năng suất tính toán của thiết bị hút không khí lớn hơn 2 lần lượng không khí lọt vào bầu ngưng ở chế độ khai thác định mức của thiết bị.
4) Độ quá lạnh của nước ngưng:
* Định nghĩa: Độ chênh giữa nhiệt độ hơi bão hòa (th) ở áp suất P của hỗn hợp hơi nước-không khí khi đi vào bình ngưng và nhiệt độ ngưng tụ (tk) gọi là độ quá lạnh của nước ngưng.                   ∆tk = th – tk (0C)    (xem đồ thị mục 3)
* Độ quá lạnh của nước ngưng là do Ph↓ và th ↓ bởi vì sự có mặt của không khí và sức cản hơi nước của bầu ngưng
Độ quá lạnh của nước ngưng phụ thuộc vào:
-          Kết cấu của bầu ngưng;
-          Tải trọng bầu ngưng;
-          Nhiệt độ nước làm mát;
-          Sự hoạt động của hệ thống hút không khí, hệ thống tuần hoàn, hệ thống nước ngưng;
-          Sự bảo quản bầu ngưng.

Câu 4: Định nghĩa độ chân không, nêu cách đo và trình bày ảnh hưởng của độ chân không trong bầu


1) Độ chân không và áp lực trong bầu ngưng:
        Độ chân không trong bầu ngưng (h) có thể được đo bằng chân không kế thủy ngân dạng chữ U (hình vẽ).
 Chân không kế, một đầu nối thong với bầu ngưng, một đầu thông với
     khí quyển Nếu áp suất khí quyển b đo bằng baromet thủy ngân và h là độ chân không trong bình ngưng, thì áp suất tuyệt đối trong bình ngưng là P = b – h (mmHg) hoặc P = (b – h)/7,5 (kPa); vì 1kPa = 7.5 mmHg hoặc P = (b – h)/735,6 (kg/cm2) vì 1kg/cm2 = 735,6mmHgĐầu bên phải của chân không kế được nối thông với bầu ngưng, đầu ống bên trái của chân không kế được hàn nối với một đầu ống của baromet, áp suất tuyệt đối P của bầu ngưng tác dụng lên bề mặt thủy ngân. Độ chênh mực thủy ngân trong nhánh phải và trái của ống chữ U chính là áp suất tuyệt đối trong bầu ngưng P(mmHg).
       Áp suất trong bầu ngưng ảnh hưởng chủ yếu đến công suất và tính kinh tế của tua bin hơi nước. Công suất trên trục tuabin (khi không thay đổi lượng hơi tiêu thụ) tỷ lệ thuận với nhiệt giáng đoạn nhiệt Ha và hiệu suất tương đối có ích ηe; Ha↑ khi áp suất trong bầu ngưng↓ và ngược lại


Câu 3: Phân loại bầu ngưng, trình bày kết cấu chung của bầu ngưng


1.Kết cấu thân hơi
 - Thân hơi của các bầu ngưng tàu biển thường được chế tạo bằng thép hàn.
   Trong thời gian làm việc, thân hơi chịu tác dụng:
         + Ứng suất cơ do sự chênh áp giữa áp suất của khí quyển và áp suất hơi trong bầu ngưng
         + Ứng suất nhiệt              
   - Do vậy, yêu cầu cơ bản đối với thân bầu là cứng, vững chắc và kín, cho nên thân bầu ngưng chính của tàu tua bin được chế tạo bằng thép lá với độ dày từ 10÷16mm và có các gờ cứng gia cường bố trí phía bên trong và bên ngoài.
    Ngoài ra, để chống ăn mòn bề mặt bên trong của thân bầu ngưng người ta phủ một lớp bảo vệ như sơn có nhôm loại AL-177.
2. Bộ phận bù trừ:
 - Bộ phận bù trừ dùng để khắc phục hiện tượng dãn dài không đều giữa thân bầu và các ống
3. Gối tựa lò xo của bầu ngưng (để cố định bầu ngưng với nền móng)
  - Việc cố định bầu ngưng với nền móng phụ thuộc vào dạng liên kết giữa tua bin với bầu ngưng, nếu thân bầu ngưng và tua bin liên kết với bệ đỡ là cứng thì người ta sử dụng mối nối uốn cong hoặc trên thân bầu ngưng người ta dùng một số gối tựa mà miệng lỗ bulông dưới móng có hình ôvan để khi có sự giãn dài do nhiệt của thân hơi thì nó sẽ trượt theo bề mặt móng. Khi bầu ngưng với tua bin đặt trên nền móng riêng biệt, bầu ngưng được lắp ráp trên các gối tựa lò xo
4. Mặt sàng:
   - Được dùng để cố định cụm ống trao đổi nhiệt trong thân bầu, nó được chế tạo từ thép cán hoặc đồng chì. Để đảm bảo độ cứng, độ kẹp chặt, độ kín ống thì bề dày mặt sàng thường từ 20÷35mm. Bích nối của thân bầu ngưng (3), mặt sàng (2) và nắp (1) được cố định nhờ bulông như hình vẽ.
5. Thanh chằng dọc:
  - Thanh chằng dọc dùng để cố định mặt sàng khi nó chịu tác dụng của độ chênh áp giữa áp suất trong không gian nước với áp suất trong không gian hơi của bầu ngưng.
6. Nắp bầu:
  - Các nắp bầu do tiếp xúc với nước biển nên thường được chế tạo bằng gang có độ bền cao (Ví dụ loại BY 45-5), để giảm sự ăn mòn người ta phủ một lớp chống ăn mòn lên bề mặt tiếp xúc với phía nước biển và có gắn các miếng kẽm chống ăn mòn.
  - Ở các bầu ngưng mà đường nước biển đi theo hai hành trình, thì nắp trước không có vách ngăn và không có các ống nối nước làm mát vào, ra, còn nắp sau chia thành hai phần bằng một vách ngăn, nhờ vậy mà chia các ống thành hành trình (1) và (2), ở mỗi phần của nắp có bố trí ống nối nước làm mát vào hoặc ra.
7. Mặt sàng trung gian:
  - Với các bầu ngưng lớn và dài, để ngăn ngừa ống võng xuống, người ta thường bố trí các mặt sàng trung gian, nó được chế tạo từ thép không gỉ (stainless steel) hoặc đồng thau (brass) với độ dày từ 15÷20mm và được cố định trong thân bầu nhờ các bulông hay hàn với các miệng góc bố trí trên 4÷6 điểm theo chu vi thân bầu ngưng, sự bố trí lỗ ống trong mặt sàng trung gian giống hệt như sự bố trí lỗ ống trong mặt sàng chính, đường kính lỗ ống trên mặt sàng trung gian lớn hơn đường kính ngoài của ống là 0,2÷0,3mm.
8. Các ống trao đổi nhiệt và phương pháp cố định ống lên mặt sàng:
  - Để chống lại sự ăn mòn của nước biển, các ống trao đổi nhiệt thường được chế tạo từ hợp kim của kim loại màu chống ăn mòn như hợp kim đồng-niken, ngoài ra người ta còn sử dụng các ống chế tạo từ đồng hoặc nhôm.
 Việc cố định ống lên mặt sàng cần đảm bảo độ kín, mối liên kết phải chặt và chỗ vào các ống làm mát phải nhẵn, phương pháp cố định ống lên mặt sàng hiện nay là nong ống, phần nong ống phải thực hiện theo chiều sâu là 0,8 ÷ 0,9 độ dày mặt sàng, còn mép lỗ trên mặt sàng thì làm cong hoặc vát mép.
II- Phân loại bầu ngưng: 
       1. Theo chất ngưng tu:
          - Bầu ngưng hơi nước.
          - Bầu ngưng công chất lạnh.
       2. Theo công dụng:
          - Bầu ngưng chính: Ngưng tụ hơi sau khi công tác ở các máy hơi chính, tua bin hơi chính.
          - Bầu ngưng phụ: Ngưng tụ hơi sau khi công tác ở các máy phụ
          - Bầu ngưng ở các thiết bị chưng cất nước ngọt.
        3. Theo quá trình trao đổi nhiệt:
          - Bầu ngưng hỗn hợp: Hơi ngưng tụ và nước làm mát trộn lẫn vào nhau xem hình vẽ bầu ngưng hỗn hợp.
4. Theo áp suất trong bầu ngưng:
            - Bầu ngưng áp suất: Ph ≥ Pkq
                  - Bầu ngưng chân không: Ph < Pkq.
           5. Theo hệ thống xả không khí và khí không ngưng tụ:
            - Bầu ngưng không có hệ thống xả khí.
            - Bầu ngưng có hệ thống xả khí
6. Theo chiều chuyển động của dòng nước làm mát 
- Bầu ngưng loại 1chiều
- Bầu ngưng loại đổi chiều 1 lần
- Bầu ngưng loại đổi chiều nhiều lần
7. Theo dòng hơi đi: ( hình vẽ sơ đồ bầu ngưng gián tiếp)
            - Bầu ngưng với dòng hơi đi xuống (hình a)
            - Bầu ngưng với dòng hơi đi lên (hình b)
            - Bầu ngưng với dòng hơi đi sang hai bên (hình c)
            - Bầu ngưng với dòng hơi đi về tâm (hình d)
8) Theo dòng cấu tạo:
a) Bầu ngưng dạng ống:
                        + Bầu ngưng kiểu ống thẳng.
                        + Bầu ngưng kiểu ống ruột gà.
b) Bầu ngưng dạng tấm

Câu 1: Định nghĩa, công dụng và phân loại các thiết bị trao đổi nhiệt


1) Định nghĩa:
- Thiết bị TĐN tàu thủy là thiết bị TĐN được lắp đặt trên tàu thủy dùng để truyền nhiệt từ chất mang nhiệt có nhiệt độ cao sang chất mang nhiệt có nhiệt độ thấp.
- Thiết bị TĐN lắp đặt trên tàu thủy chủ yếu là thiết bị TĐN kiểu bề mặt, nghĩa là các chất mang nhiệt được ngăn cách với nhau qua bề mặt rắn.
2) Công dụng của thiết bị TĐN:
- Hâm nóng nhiên liệu nặng ( dầu HFO) trước khi cấp vào cho động cơ D và nồi hơi.
- Hâm nước cấp cho nồi hơi.
- Sấy nóng không khí trước khi cấp vào buồng đốt nồi hơi.
-Làm mát dầu bôi trơn cho động cơ và các thiết bị máy móc phụ.
    - Làm mát nước ngọt tuần hoàn làm mát cho động cơ.
    - Làm mát gió tăng áp cho động cơ.
    - Làm mát không khí nén trước khi nạp vào chai gió.
    - Làm ngưng tụ hơi nước và công chất lạnh.
    - Phục vụ cho sinh hoạt thuyền viên như làm mát không khí về mùa hè, sưởi nóng không khí về mùa đông, hâm nóng nước sinh hoạt.
3) Ph©n lo¹i bÇu ng­ng:
   - Bầu làm mát: Trong bầu làm mát bao gồm chùm ống đồng thẳng , tròn(4), hai đầu ống được nong lên hai mặt sang (10) và (13). Nước biển chảy trong ống, nước ngọt chảy bên ngoài ống.
       Nước biển lưu động theo hai hành trình, nước ngọt lưu động theo 6 hành trình ngang qua chùm ống.
       Mặt sàng (10) cố định bởi bích của thân và bích của khoang nước biển phía đầu nắp (9). Mặt sàng (13) được tự do để các ống giãn nở vì nhiệt nên gọi là mặt sàng di động, và nhờ gioăng làm kín ở đầu mà nước ngọt không dò lọt sang nước biển và ngược lại. Việc sử dụng các kết cấu như vậy cho phép các ống giãn nở dài không làm biến dạng thân bầu.
    - Thiết bị ngưng tụ: Quá trình trao đổi nhiệt từ hơi nước đến nước biển làm mát được thực hiện qua bề mặt trao đổi nhiệt của chùm ống. Hơi trong bầu ngưng được ngưng tụ trên bề mặt ngoài của ống còn nước biển chảy phía trong ống. 
            Để ngưng tụ hơi sau khi đi công tác dùng cho các thiết bị phụ như: Hâm sấy, điều hòa nhiệt độ, tua bin lai bơm hàng (trên các tàu chở dầu), và các cơ cấu khác… thì người ta sử dụng các bầu ngưng không cần có độ chân không, tức P(trong bầu ngưng)> P(khí quyển).
        Để ngưng tụ hơi nước sau khi đi công tác về ở các tua bin hơi chính, cần phải có độ chân không trong bình ngưng, do đó không khí có thể dò lọt vào trong bình ngưng qua các mối nối, mối lắp ghép. Do vậy để tạo ra và duy trì độ chân không trong bình ngưng cần phải có các hệ thống phục vụ cho thiết bị ngưng tụ:
       + Hệ thống tuần hoàn: Được trang bị bơm để cấp nước biển làm mát bình ngưng.
       + Hệ thống nước ngưng: Có trang bị bơm nước ngưng để hút nước ngưng tụ ra ngoài.
       + Hệ thống không khí: Có trang bị bơm chân không để rút không khí trong bình ngưng.
      Với bình ngưng không có độ chân không thì nước ngưng và không khí có thể tự chảy ra   ngoài (do chênh áp).
   - Thiết bị bay hơi (Thiết bị chưng cất nước ngọt)::  
Trên tàu biển thường trang bị thiết bị C.C.N.N để chưng cất nước ngọt từ nước biển để bổ xung nước cho nồi hơi và hệ động lực D, và để bổ xung nước uống và sinh hoạt cho thuyền viên.