Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Câu 16: quy trình tháo lắp và kiểm tra và thử thủy lực thiết bị trao đổi nhiệt


a. Qui trình tháo lắp:
  * Các bước chuẩn bị:
   Trước khi tháo lắp phải quan sát thực tế, nghiên cứu bản vẽ và chuẩn bị dụng cụ để tiến hành công việc một cách nhanh chóng, chính xác và đạt hiệu quả tốt.
   Các dụng cụ khi tiến hành tháo lắp để bảo dưỡng sửa chữa bao gồm:
   - Các dụng cụ chuyên dùng.
   - Các dụng cụ thông thường.
   - Các thiết bị thông rửa bằng cơ khí.
   - Các thiết bị nâng hạ.
   - Các thiết bị đo đạc, kiểm tra.
  * Các bước tháo lắp:
  - Đóng các van chặn trên các đường môi chất vào, ra khỏi thiết bị. Sau đó xả hết môi chất ra khỏi thiết bị.
  - Tháo các van, các đoạn đường ống dẫn môi chất tới thiết bị.
  - Mở các êcu hãm trên nắp của thiết bị (chú ý: khi mở cũng như khi xiết phải từ từ và đối xứng nhau).
  - Treo các thiết bị nâng hạ (palăng…) lên móc treo để nâng hạ các chi tiết nặng khi cần thiết.
  - Để tách nắp ra khỏi thân bầu, ta sử dụng bulông công, phải nhớ vặn đều lực vào các bulông công.
  - Nếu là các thiết bị TĐN dạng tấm, thì ta chỉ mở các bulông ép (trước khi mở nên nhớ là phải đo khoảng cách giữa tấm ép và tấm đế, và xem trên mác thiết bị của nhà sản xuất sẽ ghi khoảng cách max và min giữa hai tấm), sau đó dùng palăng kéo tấm ép trượt trên thanh đỡ rồi tách các tấm TĐN ra  và dùng bàn chải nhựa cứng kết hợp với việc dùng vòi nước có áp lực 2÷ 3 kG/ cm2 để xịt rửa vệ sinh.
  * Một số chú ý khi tháo lắp:
  - Các đoạn đường ống tháo ra phải được nút kín để tránh rơi vãi môi chất ra khu vực làm việc và ngăn không cho vật lạ rơi vào.
  - Khi tháo các chi tiết ra để kiểm tra phải ghi lại các số liệu để tránh nhầm lẫn.
  - Các chi tiết có liên quan với nhau, khi tháo phải đánh dấu để xác định vị trí lắp ráp và tránh nhầm lẫn.
  - Đối với bầu hâm khi tháo lắp phải chú ý lớp bọc cách nhiệt, không để biến dạng hoặc rách hỏng.
  - Các chi tiết, bulông khi tháo rời phải được bảo quản tránh biến dạng hoặc thất lạc
  - Khi tháo rời các bề mặt phân cách giữa hai môi chất, chú ý tránh làm hỏng gioăng làm kín, đặc biệt là với các thiết bị TĐN dạng tấm.
b. Kiểm tra dò tìm hư hỏng
-PP bằng mắt :
Sau khi tháo và làm sạch bề mặt , nhìn kỹ bề mặt các chi tiết để xác định các hư hỏng khuyết tật .
Cũng có thể dùng các pp như siêu âm , từ tính để xác định các vết nứt nhỏ tế vi
-PP thủy lực :
+Xả hết môi chất ra khỏi TB
+Tháo các van , nhiệt kế , áp kế .. dùng bích và nút bịt kín và chỉ để lại một cửa nạp
+Đổ đầy nước vào trong TB , lắp vào cửa nạp một đường ống nối với bơm áp suất
+Dùng bơm có khả năng tạo đc áp suất cao , tốc độ nhỏ , lưu lượng có thể đ/chỉnh đc và có lắp đồng hồ để chỉ áp suất thử
+Khởi động bơm , nâng dần áp suất đến áp suất thử , giữ áp suất thử khoảng 10-15p để kt phát hiện hư hỏng , nếu áp suất thử không giảm ta có thể KL : TB đảm bảo độ bền và độ kín
+Cuối cùng nạp công chất làm việc vào TB

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét