Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Câu 5: Ảnh hưởng của lượng không khí lẫn vào bầu. thế nào là độ quá lạnh, các yếu tố ảnh hưởng đến độ quá lạnh


Lượng không khí lọt vào bầu ngưng:
      Không khí lọt vào bầu ngưng chủ yếu qua các chỗ nối ống và các chỗ lắp các thiết bị không được kín nơi mà áp suât nhỏ hơn áp suất khí quyển. Không khí lọt vào hỗn hợp với hơi nước đi vào bình ngưng và về két nước cấp rồi hòa tan với nước cấp nồi gây ăn mòn các chi tiết của nồi hơi.
Đặt ε =  Gkk/Gh( %); với       Gh(kg/h) là lượng hơi nước ngưng tụ
  ε gọi là hàm lượng không khí tương đối, nó phụ thuộc vào chất lượng lắp ráp, bảo dưỡng sau khi lắp đặt, dạng bầu ngưng , công suất của các thành phần.
       Gkk được dùng để tính toán thiết bị hút không khí ra ngoài, thường năng suất tính toán của thiết bị hút không khí lớn hơn 2 lần lượng không khí lọt vào bầu ngưng ở chế độ khai thác định mức của thiết bị.
4) Độ quá lạnh của nước ngưng:
* Định nghĩa: Độ chênh giữa nhiệt độ hơi bão hòa (th) ở áp suất P của hỗn hợp hơi nước-không khí khi đi vào bình ngưng và nhiệt độ ngưng tụ (tk) gọi là độ quá lạnh của nước ngưng.                   ∆tk = th – tk (0C)    (xem đồ thị mục 3)
* Độ quá lạnh của nước ngưng là do Ph↓ và th ↓ bởi vì sự có mặt của không khí và sức cản hơi nước của bầu ngưng
Độ quá lạnh của nước ngưng phụ thuộc vào:
-          Kết cấu của bầu ngưng;
-          Tải trọng bầu ngưng;
-          Nhiệt độ nước làm mát;
-          Sự hoạt động của hệ thống hút không khí, hệ thống tuần hoàn, hệ thống nước ngưng;
-          Sự bảo quản bầu ngưng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét