Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Câu 4: Định nghĩa độ chân không, nêu cách đo và trình bày ảnh hưởng của độ chân không trong bầu


1) Độ chân không và áp lực trong bầu ngưng:
        Độ chân không trong bầu ngưng (h) có thể được đo bằng chân không kế thủy ngân dạng chữ U (hình vẽ).
 Chân không kế, một đầu nối thong với bầu ngưng, một đầu thông với
     khí quyển Nếu áp suất khí quyển b đo bằng baromet thủy ngân và h là độ chân không trong bình ngưng, thì áp suất tuyệt đối trong bình ngưng là P = b – h (mmHg) hoặc P = (b – h)/7,5 (kPa); vì 1kPa = 7.5 mmHg hoặc P = (b – h)/735,6 (kg/cm2) vì 1kg/cm2 = 735,6mmHgĐầu bên phải của chân không kế được nối thông với bầu ngưng, đầu ống bên trái của chân không kế được hàn nối với một đầu ống của baromet, áp suất tuyệt đối P của bầu ngưng tác dụng lên bề mặt thủy ngân. Độ chênh mực thủy ngân trong nhánh phải và trái của ống chữ U chính là áp suất tuyệt đối trong bầu ngưng P(mmHg).
       Áp suất trong bầu ngưng ảnh hưởng chủ yếu đến công suất và tính kinh tế của tua bin hơi nước. Công suất trên trục tuabin (khi không thay đổi lượng hơi tiêu thụ) tỷ lệ thuận với nhiệt giáng đoạn nhiệt Ha và hiệu suất tương đối có ích ηe; Ha↑ khi áp suất trong bầu ngưng↓ và ngược lại


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét