Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Câu 11: Tại sao phải làm mát nước ngọt dưới tàu thủy.?Đọc bản vẽ Bầu làm mát nước ngọt nhiều vách ngăn



1. Nắp trước                        5. Vách ngăn                          9. Nắp sau
2. Đường nước ngọt vào     6. Thanh chằng                     10. Mặt sàng cố định
3. Vỏ bầu                         7. Đường nước ngọt ra          11. Đường nước biển vào
4. Ống nước biển                8. Đường nước biển ra          12. Bích xả cặn
13. Mặt sàng di động         14. Kẽm chống ăn mòn


     Các ống trao đổi nhiệt: Thường được chế tạo từ đồng thau, có đường kính ngoài từ 11- 20mm và bề dày từ 1÷ 2mm, cụm ống được lắp bên trong thân bầu hình trụ đặt nằm ngang, hai đầu của các ống được gắn lên hai mặt sàng bằng phương pháp nong ống.
Mặt sàng: Cũng được chế tạo bằng đồng thau, có hai mặt sàng chính: một mặt sàng cố định được lắp ghép với bích của thân và lắp bằng các gurông, còn một mặt sàng di động được tạo rãnh trên chu vi mặt cạnh hoặc tạo mép vát để lắp gioăng cao su làm kín.
Thân bầu: Được chế tạo từ gang đúc hoặc thép, có dạng hình trụ, Hai đầu bích của thân được lắp ghép với mặt sàng và nắp sinh hàn. Trên thân có bố trí đường dầu nhờn vào và ra, và có lỗ để lắp van xả khí, bên dưới có nút xả cặn.
Các tấm chắn (vách ngăn): Được đặt trong thân bầu, có phương vuông góc với đường tâm của các ống, nhờ các vách ngăn mà dầu lưu động theo nhiều hành trình (trên hình vẽ là 8 hành trình) phía bên ngoài ống.
Nắp sinh hàn: Cũng được chế tạo từ thép hoặc gang đúc, phía trong các nắp có thể có các vách ngăn tùy thuộc vào số hành trình của nước biển đi (hình vẽ: 2 hành trình), trên nắp có bố trí các bích nối với các đường ống nước biển vào và ra và có các lỗ để lắp các nhiệt kế, có các bích mù để lắp kẽm chống ăn mòn.
+ Ưu điểm:
Có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, dễ khai thác bảo dưỡng và sửa chữa.
+ Nhược điểm:
Có kích thước lớn khi đòi hỏi năng suất làm việc lớn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét